-
Bí quyết đơn giản giúp bạn biết mình hợp với mái tóc ngắn hay không
-
Tỏi ngâm mật ong – “Tiên dược” chữa trị nhiều bệnh, kể cả ung thư
-
Mẹo làm sạch mọi đồ dùng trong nhà tắm trong vài phút, ai cũng làm được
-
“Điểm danh” 8 loại thức uống chống lão hóa bạn nên biết
-
Loạt bài tập hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng chỉ sau vài phút
4 sự kết hợp 'chết người' từ nhân sâm
Nhân sâm là một vị thuốc bổ dưỡng hàng đầu trong Y học cổ truyền phương Đông. Nhưng những sự kết hợp vô tình với các loại thuốc Tây y có thể gây ra những hệ quả khôn lường.
Cho trẻ uống cam thảo: Các mẹ xui dại nhau
Cam thảo giải độc nhưng dễ gây độc
5 cách kết hợp thuốc có thể gây tử vong
5 cách kết hợp thực phẩm các mẹ phải dừng ngay
Những cách kết hợp thuốc + thực phẩm không tốt cho sức khỏe
![]() |
1. Nhân sâm + Thuốc chống đông máu = Chảy máu bất thường
Đối với bệnh nhân bị nhồi máu não (do đột quỵ não gây ra), việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu (như Aspirin, Ticlopidin, Warfarin…) là cần thiết. Bởi lúc này mạch máu não bị hẹp lại hoặc bị bít tắc hoàn toàn do cục máu đông hình thành bất thường trong lòng mạch. Một vài người vì muốn bồi bổ thần kinh và tăng khả năng chống đông máu đã cho người bệnh dùng thêm nhân sâm (nhân sâm có khả năng làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, ngăn hình thành các cục đông máu). Cách làm tưởng tốt nhưng thực tế lại mang lại tác dụng ngược.
Bởi chính sự kết hợp này khiến cho tác dụng chống đông máu được cộng hưởng, gây ra tình trạng quá liều, tương tự như việc sử dụng thuốc chống đông máu liều cao không kiểm soát. Bệnh nhân từ chỗ có nguy cơ hình thành các cục đông máu sẽ chuyển sang tình trạng “ưa chảy máu” (do tác dụng quá liều của thuốc cùng với nhân sâm gây ra), khiến bệnh nặng và phức tạp hơn. Lúc này, chỉ một va đập nhỏ cũng có thể gây tụ máu dưới da.
Khuyên bạn: Khi đang uống thuốc điều trị đột quỵ não và các bệnh cần điều trị bằng thuốc chống đông máu, tốt nhất không nên dùng nhân sâm. Bệnh nhân suy tim, bệnh về van tim cũng không nên dùng nhân sâm để bổi bổ.
Nếu đã lỡ dùng nhân sâm thì hãy tạm thời ngừng uống thuốc chống đông máu trong 2 ngày tiếp theo.
2. Nhân sâm + Thuốc trị tiểu đường = Tụt đường huyết
Lưu ý khác Thuốc lợi tiểu, thuốc chống thải ghép khi dùng với nhân sâm cũng bị làm giảm tác dụng. Thuốc lợi tiểu khi bị mất tác dụng sẽ gây ra tình trạng ứ nước trong cơ thể, khiến bệnh nhân bị phù nghiêm trọng. Khi thuốc chống thải ghép bị giảm tác dụng, các phản ứng miễn dịch xảy ra lan tràn và tạng mới ghép vào sẽ bị thải bỏ. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên dùng nhân sâm sau khi gép tạng. |
Nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, thường phải dùng thuốc kéo dài. Lý do là vì nhân sâm làm tăng chuyển hoá đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan; vì thế có tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Nếu chỉ sử dụng đơn lẻ thì điều này dường như rất có lợi; nhưng khi kết hợp với các loại thuốc có tác dụng làm hạ đường máu thì lại sinh ra tình trạng quá liều (tương tự như sự kết hợp với thuốc chống đông máu).
Sự kết hợp sai lầm này sẽ gây ra tụt đường huyết mức độ nặng và có thể gây ra ngất tại chỗ. Biến chứng này thường xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng 1-2 giờ (thường gặp nhất ở bệnh nhân tiêm insulin vào dưới da).
Khuyên bạn: Không dùng nhân sâm khi đang điều trị tiểu đường, vì định lượng hạ đường máu của nhân sâm rất khó xác định rõ ràng (phụ thuộc tuổi của sâm) nên rất khó để có sự kết hợp hợp lý để tránh nguy cơ. Nếu đã lỡ dùng gần nhau, bạn nên nằm yên trên giường (để tránh ngất xỉu khi đang đi lại, gây té ngã, chấn thương); để sẵn một cốc nước đường nhỏ dự phòng, khi thấy hoa mắt, mặt mũi tối sầm do tụt đường huyết thì kịp thời bổ sung.
3. Nhân sâm + thuốc trị tâm thần = Tăng biến chứng thần kinh
Trong nhóm thuốc sử dụng để điều trị bệnh tâm thần, bạn cần đặc biệt cảnh giác với amitriptylin (biệt dược là Elavil, điều trị chứng trầm cảm) và clozapin (biệt dược là Clozaril, điều trị bệnh tâm thần phân liệt). Khi kết hợp với nhân sâm, hai loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng khó lường trên thần kinh.
Lý do là vì nhân sâm làm ức chế một số enzyme chuyển hoá thuốc trong gan, khiến nồng độ thuốc tăng cao trong máu, gây ra tình trạng quá liều, thậm chí là nhiễm độc thuốc tâm thần. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây các biến chứng về thần kinh. Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn vận động kiểu như parkinson, tăng nguy cơ tử vong nếu như đang bị teo não hoặc bị co giật. Bên cạnh đó là tác hại trên hệ thống tạo máu với biến cố giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Khuyên bạn: Không nên dùng chung nhân sâm với thuốc trị bệnh tâm thần và các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị lao, thuốc trị viêm gan…
![]() |
4. Nhân sâm + Thuốc điều trị tăng huyết áp: Gia tăng biến chứng
Sự kết hợp này sẽ gây ra tình trạng vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ áp. Trong khi người bệnh phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp thì nhân sâm lại làm tăng huyết áp của bệnh nhân. Thực nghiệm cho thấy, sử dụng dịch chiết nhân sâm sẽ làm tăng huyết áp, tim co bóp khoẻ hơn và mạnh hơn. Huyết áp có thể đủ duy trì cho người chạy khoảng 3km mà tim mạch vẫn gần như bình thường, không thấy mệt. Kiểm nghiệm trên thỏ cho thấy nhân sâm có tác dụng làm co mạch ngoại vi của tai thỏ. Điều này sẽ xảy ra tương tự trên người, làm co mạch hệ thống mạch ngoại vi và đẩy con số huyết áp tăng lên rất cao.
Dùng nhân sâm khi đang uống thuốc hạ áp sẽ khiến thuốc điều trị trở nên vô dụng. Về lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân.
Khuyên bạn: Không dùng nhân sâm cho bệnh nhân cao huyết áp, dù đó là dịch chiết hay củ sâm khô.
Bài viết dựa theo tư vấn của BS. Yên Lâm Phúc
(Học viện Quân y)
Theo chuyên đề Sức khỏe gia đình
-
Điều gì xảy ra với cơ thể khi đi ngủ lúc 10 giờ đêm, dậy lúc 6 giờ sáng? (10/12/2019 20:00:00)
-
Đau nhức cổ tay khi mới tập yoga, làm cách nào để phòng tránh? (10/12/2019 17:08:09)
-
Cứ đến mùa đông là bị "điện giật"? Nguyên nhân và cách phòng tránh (10/12/2019 15:34:29)
-
Mách chị em bí quyết ăn vặt thả ga mà không lo tăng cân (10/12/2019 14:41:53)
-
Que thử HIV, viêm gan B bị cắt trước khi làm xét nghiệm (10/12/2019 13:08:44)
-
Chuyên gia gợi ý 3 ngày thải độc giúp ngừa viêm phổi, ung thư phổi (10/12/2019 11:23:41)
-
Phân biệt 10 loại trái cây chín tự nhiên hay chín thuốc bằng mắt thường (10/12/2019 11:22:17)
-
6 mặt nạ thải độc tự nhiên giúp da sáng mịn, hết mụn tự tin đón Giáng sinh (10/12/2019 10:39:44)
-
Để trở thành người phụ nữ lý tưởng trong mắt quý ông thành đạt (09/12/2019 20:00:00)
-
Thiểu năng tuần hoàn não cảnh báo nguy cơ đột quỵ? (09/12/2019 17:11:44)
-
Các loại thực phẩm kỵ nhau, tuyệt đối không được dùng chung (09/12/2019 15:57:36)
-
Ăn mì gói: phải nhớ 3 điều sau để không bị nổi mụn (09/12/2019 15:47:28)
-
Điểm danh hàng loạt thói quen ‘phá huỷ’ dạ dày (09/12/2019 15:21:30)
-
Nắm vững thời gian cơ thể tiêu hóa các món ăn để ''sống khỏe mỗi ngày''
-
Mách bạn 7 cách rã đông thịt nhanh lại an toàn mà không cần đến lò vi song
-
Mẹo làm sạch mọi đồ dùng trong nhà tắm trong vài phút, ai cũng làm được
-
Những thói quen nhiều người mắc phải khiến dạ dày đang bị “phá hủy”
-
Trà sữa - Thức uống ‘vạn người mê’ nhưng ẩn sau chúng là những ‘bí mật’ không ngờ
-
1.Không cần thuốc an thần, 6 loại cây này sẽ giúp bạn ngủ ngon suốt đêm
-
2.Bà lão 70 nhờ tập luyện chăm chỉ mà có được thân hình của thiếu nữ 20
-
3.Bổ sung canxi không cần uống sữa
-
4.8 tác dụng "vượt trội" của nước cam đối với cơ thể
-
5.10 phút ngâm chân mỗi ngày chữa từ yếu sinh lý đến mất ngủ
-
6.6 nỗi sợ kinh hoàng của phụ nữ khi về già
-
7.7 nguy hiểm rình rập từ giải độc cơ thể không đúng cách
-
8.Nếu không muốn cả nhà rước bệnh, hãy vứt ngay 14 thứ này ra khỏi nhà
-
9.Bác sĩ bị ung thư phổi chia sẻ kinh nghiệm phát hiện và “đấu tranh” với bệnh
-
10.10 lý do để bạn ăn gạo lứt thay gạo trắng ngay từ bây giờ
-
1.Bà lão 70 nhờ tập luyện chăm chỉ mà có được thân hình của thiếu nữ 20
-
2.Bổ sung canxi không cần uống sữa
-
3.8 tác dụng "vượt trội" của nước cam đối với cơ thể
-
4.10 phút ngâm chân mỗi ngày chữa từ yếu sinh lý đến mất ngủ
-
5.6 nỗi sợ kinh hoàng của phụ nữ khi về già
-
6.7 nguy hiểm rình rập từ giải độc cơ thể không đúng cách
-
7.Nếu không muốn cả nhà rước bệnh, hãy vứt ngay 14 thứ này ra khỏi nhà
-
8.Bác sĩ bị ung thư phổi chia sẻ kinh nghiệm phát hiện và “đấu tranh” với bệnh
-
9.10 lý do để bạn ăn gạo lứt thay gạo trắng ngay từ bây giờ
-
10.Ăn mì gói: phải nhớ 3 điều sau để không bị nổi mụn